Mỗi đàn kiến có khoảng 100.000 con, nhưng chỉ có duy nhất một con kiến chúa. Kiến chúa không tham gia quá trình làm tổ, tìm thức ăn, mà chỉ ở trong tổ đẻ trứng và nuôi ấu trùng. Chúng ta chỉ thường nhìn thấy những con kiến thợ mà gần như chẳng bao giờ thấy kiến chúa. Kiến thợ có rất nhiều việc cần làm, từ tìm thức ăn, làm tổ, ấp trứng, vận chuyển trứng, chăm kiến chúa, nuôi kiến con… Kiến thợ không thể sinh sản, và những con kiến khác tổ sẽ phân biệt được nhau thông qua mùi.
Đây là một trong những điều thú vị về loài kiến. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu qua những điều được chia sẻ dưới đây.
Sinh sản và tự vệ
Kiến sống trung thành trong tổ của mình. Thông thường thì kiến không có cánh, nhưng đến một khoảng thời gian ngắn mùa ấm nóng, oi bức, ta sẽ thấy những con kiến bay đầy quanh nhà. Đó là những con kiến đã phát triển, có cả đực và cái, tức là có khả năng phối giống, sinh sản. Sau phối giống, con đực sẽ chết và rụng cánh. Toàn bộ cơ thể của con đực sẽ trở thành thức ăn cho con cái để sinh ra những con kiến thợ sau đó.
Thức ăn
Thức ăn của loài kiến rất đa dạng, nhưng chủ yếu chúng thích nhất đồ ngọt và mật rệp vừng. Chúng tìm thức ăn theo bản năng chứ không có bất kỳ một sự tính toán nào cả. Kiến thợ tìm thức ăn khắp nơi, đôi khi là lấy cả của những tổ kiến khác xung quanh.
Tại sao nên diệt kiến trong nhà?
Nếu kiến làm tổ trong nhà, chúng sẽ là mối nguy hại cho con người, nhất là trẻ nhỏ. Có một số loại kiến thậm chí có thể gây tử vong cho vật nuôi và con người qua các vết cắn đốt. Thế nên, việc diệt kiến là rất quan trọng và nên được thực hiện triệt để.
Diệt kiến không cần dùng thuốc như thế nào?
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến sau đây:
- Dùng băng kính: đặt bẫy kín và bao quanh một thứ đồ ngọt nào đó, kiến sẽ bị dính lại.
- Dùng phấn: phấn là carbonate calci, kiến rất sợ chất này.
- Bột mì: rắc bột mì quanh những đường đi phổ biến của kiến.
- Chanh: nước cốt chanh vắt vào những nơi tập trung kiến, còn vỏ chanh thì cắt nhỏ rắc vào những vị trí chúng hay xuất hiện. Chanh còn có hiệu quả với cả gián, bọ chét nữa.
- Hạt tiêu xay: rắc chúng xung quanh khu vực kiến hay ghé đến.
- Dầu máy: chúng khó có thể đi qua những vị trí này, đồng thời kiến cũng sợ mùi nàu nữa.
- Muối: rắc muối ngoài cửa, góc cửa để kiến không vào nhà.
Thông tin khác
- Diệt mối và côn trùng tận gốc sẽ đem lại hiệu quả gì? (20.09.2017)
- Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết (13.09.2017)
- Đuổi chuột tại nhà mà không cần đến thuốc diệt chuột (08.09.2017)
- Cần diệt mối ở chung cư bằng cách nào? (31.08.2017)
- 9 cách đuổi ruồi khỏi nhà đơn giản (23.08.2017)
- Cần làm gì khi chuyển đến nhà mới để có thời vận tốt? (16.08.2017)
- Hãy cẩn trọng với loài rết Scutigera coleoptrata vào mùa hè (10.08.2017)
- 6 cách giúp bạn diệt mối tại nhà (03.08.2017)