1. Sốt xuất huyết là gì?
Đây là một loại bệnh được sinh ra bởi loài virus có tên Dengue, vậy nên bệnh còn được gọi là sốt xuất huyết Dengue. Căn bệnh này hoàn toàn có thể phát triển thành dịch lan rộng, rất nguy hiểm, có thể gây ra tử vong nhất là ở trẻ em.
2. Thời điểm của dịch sốt xuất huyết
Những tháng mùa mưa trong năm chính là thời điểm của dịch sốt xuất huyết. Miền Trung và Nam có bệnh xuất hiện quanh năm, còn ở miền Bắc là từ tháng 4 đến tháng 11.
3. Bệnh lây truyền như thế nào?
Bệnh sẽ bị truyền qua đường muỗi đốt. Loại muỗi văn Aedes khi hút máu của người có virus Dengue sẽ truyền cho người mà nó hút máu tiếp theo. Việc tiếp xúc bình thường sẽ không gây lây bệnh.
4. Làm sao để nhận biết loài muỗi vằn lây bệnh này?
2 loại muỗi lây sốt xuất huyết phổ biến ở Việt Nam là Aedes albopictus và Aedes aegypti. 2 loài này có kích thước nhỏ, màu nâu đen hoặc đen, mình vằn đen – trắng, hoạt động nhiều trong môi trường ánh sáng yếu, hút máu tích cực vào khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều xuống, tập trung ở những nơi như góc tối trong nhà. Những loài muỗi này đẻ trứng trong vũng nước mưa, lon chậu chứa nước, bể nước, lọ hoa…
5. Biểu hiện ban đầu của bệnh như thế nào?
Có 3 giai đoạn biểu hiện
- Giai đoạn 1 (2 – 5 ngày): sốt cao, mỏi người, đau đầu, nhức hốc mắt, buồn nôn và tiêu chảy.
Nếu là nhiễm virus Dengue lần đầu, người bệnh sẽ có thể tự khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần.
- Giai đoạn 2 (2 – 3 ngày): sốt cao liên tục, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, phụ nữ có kinh nguyệt bất thường hoặc rong kinh, thậm chí là chảy máu ồ ạt dẫn đến việc phải truyền máu.
- Giai đoạn 4 (1 – 2 ngày): cơ thể phục hồi dần.
Giai đoạn 3: Tái hấp thu dịch và hồi phục tiểu cầu. Sau khi thoát dịch 24 – 48 giờ, cơ thể sẽ tái hấp thu dịch lại. Giai đoạn này không nên truyền dịch vì có thể gây quá tải dịch. Trong giai đoạn này tiểu cầu bệnh nhân bắt đầu hồi phục dần.
6. Có lưu ý gì khi bị sốt xuất huyết?
Biến chứng và diễn biến của sốt xuất huyết xảy ra phức tạp nhất ở giai đoạn thứ 2. Lúc này bệnh nhân rất cần được đưa tới bệnh viện để được theo dõi và khám chữa chuyên sâu, xét nghiệm máu hằng ngày. Đặc biệt hơn nếu đối tượng là trẻ em thì càng cần phải chú ý tránh những biến chứng hậu quả nặng nề. Luôn cần phải nhớ rằng đây là căn bệnh nguy hiểm, hoàn toàn có thể gây ra tử vong, vì thế không bao giờ được chủ quan trước mọi triệu chứng lạ.
Thông tin khác
- Đuổi chuột tại nhà mà không cần đến thuốc diệt chuột (08.09.2017)
- Cần diệt mối ở chung cư bằng cách nào? (31.08.2017)
- 9 cách đuổi ruồi khỏi nhà đơn giản (23.08.2017)
- Cần làm gì khi chuyển đến nhà mới để có thời vận tốt? (16.08.2017)
- Hãy cẩn trọng với loài rết Scutigera coleoptrata vào mùa hè (10.08.2017)
- 6 cách giúp bạn diệt mối tại nhà (03.08.2017)
- Vì sao mối thường hay xuất hiện trong gia đình bạn? (26.07.2017)
- Làm thế nào để tiêu diệt mối ngầm? (18.07.2017)