Nếu trong nhà có chuột, nó sẽ cắn những vật dụng, kêu chí chóe rất khó chịu. Dùng bả thì nguy hiểm cho trẻ nhỏ và những vật nuôi trong nhà. Xin giới thiệu với bạn hai cách bắt chuột đơn giản nhưng khá hiệu quả.

- Lấy nước đổ vào một cái chậu (chú ý không đổ đầy). Chọn lấy một bắp ngô chỉ còn 1/2 hạt, rồi lấy một sợi dây thép xuyên qua chính giữa bắp để nó có thể xoay tròn được, sau đó đặt ngang qua chậu nước. Để chuột có thể bò lên bắp ngô, bạn hãy đặt một cái que làm cầu. Khi nó bò lên chậu ăn ngô, bắp ngô sẽ quay tròn làm cho chuột rơi vào chậu nước và chết.
- Lấy một chai bia thủng đáy, chôn vào góc tường. Chú ý, đáy chai bia ngang hoặc thấp hơn mặt đất. Như thế góc tường nhà bạn đã có một cái hang. Chuột vào nhà, do chẳng có hang nào chui được, đành phải rúc vào hang do bạn tạo ra. Chuột lớn chui vào không quay được đầu, chuột nhỏ quay đầu được nhưng rất khó nhảy ra. Lúc đó, bạn dễ dàng bắt được chúng.
Mickey Mouse trong phim hoạt hình dễ thương là thế, nhưng hình ảnh những con chuột trong thực tế khó ai ưa được.
Còn sống thì chúng phá phách đủ chỗ, chết rồi vẫn có thể tác yêu tác quái với những cơn dịch bệnh hiểm nghèo để lại. Nếu chẳng may đã là nạn nhân của chuột lúc chúng còn sống, thì điều hay nhất là … chịu vậy! Xin các bạn đừng vội “lên ruột”. Hằng chỉ muốn nói là đừng nên đánh “bả” cho chúng chết. Mẹ Hằng nói đánh bả là pha thuốc độc vào thực phẩm cho chuột ăn. Cách này có hiệu quả. Nhưng chuột ăn nhằm thuốc độc không lăn kềnh ra ngay bên “bàn tiệc”, mà có thể lê về đến hang hoặc một góc khuất nào đó rồi mới chết. Mấy ngày sau nghe mùi xú uế bốc lên quanh nhà, mọi người đổ xô đi tìm thì sợ rằng hơi trễ…Vì thế, xin đề nghị một vài biện pháp khác để đối phó, bắt đầu với “hạ sách” như sau:
Hạ sách:
Hạ sách là dùng bẫy bắt chuột. Bằng cách này, mình có thể chủ động hơn là đánh bả. Với một ít cái bẫy và thực phẩm làm mồi đặt ở những chỗ chuột thường lui tới, chúng ta có thể bắt được vài ba con chuột mỗi đêm. Tuy nhiên, đặt bẫy là một công việc lỉnh kỉnh, nhất là phải trực tiếp “sát” chuột sau khi bắt được chúng, khiến nhiều người không dám ra tay. Chính vì thế, cách này được coi như hạ sách.
Trung sách:
Nhiều bạn nhìn thấy chuột đã khó chịu và có thể bỏ cả một ngày cơm, nói gì đến việc phải xuống tay diệt một con vật đang đôn đáo tìm đường thoát thân ra khỏi bẫy! Với những bạn ấy, Hằng đề nghị một vài “trung sách” khiến chuột sợ hãi tự ý rút lui trước khi bạn phải ra tay đối phó:
Vảy dầu bạc hà (peppermint oil) trên lối đi của chuột. Hoặc vo bông gòn thành cục, nhúng đẫm dầu bạc hà rồi thả vào trong hang chuột.
Dùng viên thuốc “nước đái”: Đây là những viên thuốc luyện từ nước đái của kẻ thù loài chuột như mèo, cáo và chồn (weasel). Người ta gom nước đái của những “vị” này, hòa với một vài hóa chất khác, chế thành những viên thuốc gọi là “predator urine pellet”. Chuột nghe mùi ‘nước đái’ này là…. sợ vãi đái, vì tưởng rằng các hung thần đang rình rập đâu đó. Các viên pellet này có thể dùng quanh nhà. Trẻ em vô tình lượm phải, tò mò bỏ vô miệng, không ngon nhưng cũng không có gì độc hại.
Nếu nhà nuôi mèo, bạn có thể dùng “ổ rơm” cũ sẵn hơi nước đái mèo (cat litter), rảy thêm nước đái quỉ (ammonia) rồi rải ra trên những chỗ chuột thường hay quậy phá. Gọi là “rơm” theo cách nói của người mình, thực ra đây là một vật liệu chế sẵn, bạn có thể mua về để lót ổ cho mèo.
Liệu pháp nước đái coi bộ đơn giản và nhân đạo, rất tiện lợi đối với những người kiêng sát sanh, và đám bạn của Hằng. Tụi nó sợ con chuột, con gián và đủ mọi thứ con (chỉ trừ … con trai). Nhớ thay thuốc sau vài ngày hoặc khi đã hết mùi. Kiên trì ít nhất cho đến khi họ hàng nhà tí không chịu được sự bức bách, phải dọn sang nơi khác quậy phá là coi như thành công!
Các phương sách đuổi chuột gọi chung là “Rat Repellent”, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại các cửa hàng bán đồ sửa chữa nhà cửa như Home Depot hoặc Lowes.
Thượng sách:
Tuy nhiên, thượng sách vẫn là đề phòng, không tạo điều kiện cho chuột đến lập nghiệp ở sân vườn hoặc trong nhà chúng ta. Ngoài việc giữ sân vườn sạch sẽ, thoáng đãng, nên áp dụng các biện pháp sau đây:
Nếu có củi gỗ trong sân: Xếp củi cách mặt đất 1 foot rưỡi, và cách xa chân tường
Trồng các loại cây bụi (bush) cách xa tường ít nhất 3 foot.
Nhà chim và máng cho chim ăn phải ở trên cao để chuột khỏi với tới.
Lấp những khe hở làm đường cho chuột chạy vào nhà.
Cắt những nhánh cây mọc trùm trên mái nhà…
Độc nhất là chuột có thể theo đường cống để vào nhà qua bồn rửa chén hoặc … bồn cầu. Để ngăn chặn cái cảnh hãi hùng này:
Nhớ giữ bồn rửa chén cho sạch, rửa cống bồn mỗi tháng một lần bằng dung dịch baking soda pha với giấm trắng, rồi dùng nước sôi mà dội.
Đừng bao giờ đổ dầu mỡ xuống cống bồn.
Luôn luôn đậy nắp bồn cầu. Nếu phát giác một con chuột đang “bơi lội” trong bồn cầu, hé mở nắp rồi xịt xà bông rửa chén vào, chờ vài ba phút cho chuột chết hẳn, rồi đem chôn sâu ít nhất 1 foot dưới lòng đất.
Đó là “binh pháp” của Hằng trong trận chiến với giặc chuột. Các bạn có ý kiến gì thêm, vui lòng chỉ giáo nhé!
Vừa qua tôi có áp dụng làm bả chuột đơn giản mà hiệu quả khá cao. Nguyên liệu gồm: mì ăn liền, nước rửa bát.
Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ. Chú ý khi phơi hong phải trông nom cẩn thận không để gia súc, gia cầm, các cháu nhỏ ăn phải sẽ bị tử vong. Hai nguyên liệu này hoà trộn với nhau khi khô tạo thành bả chuột và có mùi đặc trưng rất quyến rũ. Chuột ăn nhiều, đánh nhiều lần chuột vẫn không phát hiện được là bả đánh chúng.
Nếu đánh ở nhà phải đánh ở chỗ kín không để trẻ nhỏ biết. Đánh ở ngoài đồng cho lúa và hoa màu, dùng lá chuối, lá sen hoặc ni-lông để đặt bả. Đánh ở ruộng lúa có nước phải đắp mô đất cao hơn mặt nước. Đánh ở gò đồi, mồ mả bờ mương, máng, có tổ chuột đào, phải ghim chắc lá sen, lá chuối, ni-lông để gió không hất đổ. Bả chuột này đánh rất hiệu nghiệm song cũng rất nguy hiểm cho người và gia súc, gia cầm ăn phải, nhất là đối với các cháu nhỏ chưa có nhận thức lại lấy ăn. Nếu trẻ ăn, phải cấp cứu đi rửa ruột kịp thời. Rất mong bà con bảo quản và sử dụng bả này thật cẩn thận
Hai cách bắt chuột đơn giản.
- Lấy nước đổ vào một cái chậu (chú ý không đổ đầy). Chọn lấy một bắp ngô chỉ còn 1/2 hạt, rồi lấy một sợi dây thép xuyên qua chính giữa bắp để nó có thể xoay tròn được, sau đó đặt ngang qua chậu nước. Để chuột có thể bò lên bắp ngô, bạn hãy đặt một cái que làm cầu. Khi nó bò lên chậu ăn ngô, bắp ngô sẽ quay tròn làm cho chuột rơi vào chậu nước và chết.
- Lấy một chai bia thủng đáy, chôn vào góc tường. Chú ý, đáy chai bia ngang hoặc thấp hơn mặt đất. Như thế góc tường nhà bạn đã có một cái hang. Chuột vào nhà, do chẳng có hang nào chui được, đành phải rúc vào hang do bạn tạo ra. Chuột lớn chui vào không quay được đầu, chuột nhỏ quay đầu được nhưng rất khó nhảy ra. Lúc đó, bạn dễ dàng bắt được chúng.
Diệt chuột bằng cách gây vô sinh.
Thuốc diệt chuột mới là sản phẩm của GS Ye Wenhu thuộc ĐH Phúc Đơn, thành viên thường trực của Hiệp hội Gien Trung Quốc. Theo GS Ye Wenhu, thành phần chính của thuốc là tripterygium wilfordii, một loại dược phẩm truyền thống, nên có mùi thơm hấp dẫn chuột. Sau khi ăn, chuột đực sẽ sản sinh ít tinh trùng hơn và cuối cùng trở thành vô sinh.
GS Ye Wenhu cho biết, đây là cách diệt chuột kinh tế nhất và không gây hại cho con người. Thử nghiệm tại 47.000 hộ gia đình và 5.600 nhà máy tại quận Huangpu của Thượng Hải cho thấy, mật độ chuột đã giảm 30% sau ba tháng và giảm 88% sau một năm.
Loại thuốc diệt chuột mới đã được phép bán ở Australia. Một số quốc gia khác như Việt Nam, Canada, Ấn Độ và Mỹ cũng đã đặt hàng loại thuốc này. Chuột gây hại cho rừng, đồng cỏ, kho chứa thực phẩm, và lây truyền dịch bệnh. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm chuột ăn khoảng 25 tỷ kg thóc tại Trung Quốc, đủ để nuôi sống 100 triệu người.
Các loại thuốc diệt chuột hiện nay rất độc đối với con người song lại có hình thức hấp dẫn nên trẻ em dễ nghĩ là kẹo. Theo Hiệp hội các Trung tâm Chống độc của Mỹ, năm ngoái có hơn 50.000 trẻ em dưới 6 tuổi ở nước này đã bị ngộ độc do ăn phải thuốc chuột.
Diệt chuột bằng vi khuẩn
Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, chiến dịch diệt chuột lần này không dùng loại phosphua kẽm như trước đây, mà dùng một loại vi khuẩn đặc biệt có tên Biorat (chế phẩm của Cuba) để đưa vào thức ăn, nhằm gây bệnh thương hàn cho chuột. Đến nay, các cuộc nghiên cứu, khảo sát cho thấy loại vi khuẩn này chỉ gây bệnh cho chuột; không tác hại gì với người và những gia súc khác. Sau khi ăn phải, chuột sẽ mắc bệnh nhưng không chết ngay mà hai, ba ngày sau mới chết. Trong thời gian đó, chúng sẽ lây truyền, gây ra một “đại dịch” cho cả đàn chuột sống chung và làm cho chúng chết hàng loạt. Loại vi khuẩn này đã được đưa vào sử dụng diệt chuột tại một số bệnh viện trong thời gian qua.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trung tâm đang lập kế hoạch diệt chuột để gửi cho Sở Y tế. Theo đó, việc diệt chuột bằng phương pháp sinh học sẽ được thực hiện tại các chợ, bến bãi, kho tàng, xí nghiệp, cơ quan hành chính; ưu tiên tấn công mạnhvào các chợ, xí nghiệp và trung tâm hành chính (130 địa điểm)… Ước tính sơ bộ kinh phí cho “chiến dịch” này lên đến gần 2 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc khoảng 1,5 tỷ đồng; số còn lại dành cho việc xử lý xác chuột chết… Xác chuột sẽ được chôn lấp kỹ lưỡng, không để gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Theo bác sĩ Giang, Sở Y tế sẽ cố gắng thực hiện xong việc diệt chuột trong tháng 12 tới, hoặc chậm nhất cũng phải dứt điểm trong mùa khô; không để kéo dài đến mùa mưa sang năm bởi môi trường ẩm ướt dễ làm lây lan mầm bệnh khi chuột chết.
Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng thiệt hại về kinh tế do chuột gây ra hằng năm trên địa bàn thành phố. Nó còn gây hại đến vệ sinh môi trường và sức khỏe con người, nhất là dẫn đến dịch hạch.
CÔNG TY TNHH TV TM - DV TRUNG TÍN
Địa chỉ: 958/31 Âu cơ, P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 0932.183.969 - 08 62 926 444
Email : trungtincompany2011@gmail.com
Website: www.dietmoigiare.com - www.trungtincompany.vn - dietmoitrungtin.com - dietcontrungtrungtin.com
Thông tin khác
- CÁCH DIỆT CHUỘT HIỆU QUẢ ĐỂ CĂN NHÀ SẠCH BÓNG QUÂN THÙ (02.08.2016)
- Diệt côn trùng bình phước (31.07.2016)
- Diệt con trùng chuyên nghiệp (31.07.2016)
- Diệt côn trùng giá rẻ (31.07.2016)
- QUY TRÌNH DIỆT MỐI TẬN GỐC (29.07.2016)
- Diệt Mối Trung Tín (29.07.2016)
- DIỆT MỐI TẠI QUẬN BÌNH THẠNH (29.07.2016)
- Diệt mối tại quận tân phú! (29.07.2016)